Các lối chơi phổ biến trong bộ môn Patin

Các thể loại patin

SALOM

Salom là lối chơi phổ biến gần giống với thể loại trượt băng nghệ thuật. Tuy nhiên, người chơi tập luyện Slalom có thể tập trên nền bê tông hoặc nền gỗ.

Bài trình diễn Slalom phải được thực hiện bằng cách đi qua các hàng cốc với khoảng cách các cốc 50cm, 80cm, 120cm (mỗi hàng 20 cốc) đồng thời người chơi phải trình diễn các kỹ thuật đẹp mắt kết hợp với tiết tấu nhạc trong khoảng thời gian 80-100 giây.

Người tập thể loại này có thể đạt được nhiều lợi ích như khả năng uyển chuyển, dẻo dai và linh hoạt. Với thể loại này, người tập sẽ sắp xếp bánh theo kiểu Full Rocker.

Trong thể loại Slalom còn có 3 nhánh khác là:

  • Speed Slalom: Người chơi sẽ trượt qua hàng cốc (20 cốc) bằng 1 chân, tính thành tích thời gian.
  • Pair Slalom (Jam): Giống Slalom tuy nhiên bài trình diễn phải được phối hợp từ 2 người trở lên với thời gian từ 160 – 180 giây.
  • Battle Slalom: thể loại trình diễn, đấu kỹ thuật Slalom. Mỗi người chơi có 30 giây trong mỗi lượt trình diễn kỹ thuật Slalom của mình để đấu với các người chơi khác.

TRƯỢT SLIDE

Với lối chơi phổ biến này, người chơi phải chạy đà thật nhanh và trình diễn động tác thắng – giảm tốc độ sao cho thật đẹp mắt. Ở thể loại này, người tập có thể sắp xếp bánh xe Full Rocker hoặc bánh đều (flat) tùy thuộc vào kỹ năng người tập.

Người tập thể loại này sẽ đạt được nhiều lợi ích về sức khỏe, nhanh nhẹn, các phần cơ trên cơ thể phát triển tốt hơn.

AGGRESSIVE

Đây là lối chơi phổ biến nhưng rất mạo hiểm cho những người thích cảm giác mạnh. Địa điểm tập có thể là các chướng ngại vật trên đường phố.

Người chơi có thể nhảy qua các hàng rào, lướt trên các bậc thang, trượt trên các địa hình có cạnh hoặc trên thanh sắt (grind, rail), trượt trong các máng trượt (ramp)…người tập thể loại này có tinh thần mạnh mẽ, các cơ phát triển tốt đặc biệt là cơ bụng và khả năng phản xạ nhanh nhẹn.

HIGH JUMP, FREE JUMP

Người chơi trượt tốc độ sau đó sẽ nhảy qua các mức xà theo từng độ cao thông qua 1 kích tâm giác hỗ trợ. Đòi hỏi phải có sức bật và landing (kĩ thuật tiếp đất) tốt. Dễ gặp chấn thương nếu tiếp đất sai.

INLINE FIGURE SKATING

Các động tác của môn này giống như trượt băng nghệ thuật vậy, kết hợp giữa trượt patin và múa ballet, nhưng khác là trên đôi giày patin và bạn có thể thực hiện các động tác xoay, nhảy múa như trượt băng ở bất cứ đâu có mặt sân bằng phẳng.

Đòi hỏi người chơi phải có năng khiếu biểu diễn vũ đạo tốt. Để chơi inline figure skating, người chơi phải có cho mình loại giày chuyên dụng cho bộ môn.

ROLLER HOCKEY

Đây là lối chơi phổ biến, một môn thể thao đối kháng hình thành cừ Ice Hockey – khúc côn cầu trên băng. Môn này thể thức gần giống với bóng đá, thành viên của đội chơi trượt trên giày patin cùng 1 cây gậy để đánh quả PUCK vào khung thành của đội đối thủ.

Chơi môn này thì đòi hỏi người tập phải trang bị đầy đủ các dụng cụ: gậy, cầu môn, bóng, nón bảo hộ có lưới che mặt, bảo hộ toàn thân, quần áo.

Người chơi sẽ phải tập các kĩ thuật đánh Puck, dứt điểm, phòng ngự, kiểm soát puck bằng gậy, kĩ thuật qua người,… các kĩ thuật bằng gậy khá khó. Ngoài ra người chơi phải có được cho mình tư duy chiến  thuật và tinh thân đồng đội cao.

DOWNHILL

Một hình thức trượt xuống dốc với tốc độ cao, kết hợp các động tác slide khi qua cua gấp, người tập nên tập luyện nhuần nhuyễn các kỹ thuật thắng &chuyển hướng parallel trước khi bắt đầu thử sức với các đường dốc.

Ở thể loại này, người tập nên trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ tay chân và nón bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tập luyện. Giày nên thiết lập với các bánh đều nhau và kích thước bánh to để giữ thăng bằng tốt khi đi với tốc độ cao.

Xem thêm:

Giày Patin là gì? Giày Patin tiếng Anh là gì?

Hướng dẫn chơi Patin cho người mới bắt đầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *