Găng tay bảo hộ: chức năng của lớp phủ?

Lớp phủ trên găng bảo hộ quyết định nhiều tính năng quan trọng của găng. Lớp phủ ảnh hưởng đến độ bám, khả năng chống hao mòn, chống cắt, chống đâm xuyên và chống hóa chất.

Bài viết này sẽ phân tích ưu/nhược các vật liệu phủ phổ biến trên găng tay bảo hộ.

Nitrile

Nitrile nổi bật ở khả năng chống dầu và chống hao mòn. Găng bảo hộ phủ nitrile thường được dùng trong lĩnh vực lắp ráp và bảo dưỡng.

Ưu điểm

  • Chống hao mòn
  • Chống dầu
  • Có thể sử dụng ở nhiệt độ -4 độ C cho đến 149 độ C

Nhược điểm

  • Độ bám kém trong môi trường dầu (có thể khắc phục bằng lớp phủ foam nitrile)

Foam nitrile

Nitrile cũng có thể được tạo ra ở dạng foam bằng quá trình trộn cơ học. Ở dạng foam thì nitrile có chức năng như bọt biển với nhiều khoang nhỏ. Khi tiếp xúc với chất lỏng, cấu trúc foam sẽ hút chất lỏng, qua đó tăng diện tích tiếp xúc giữa lớp phủ và bề mặt tiếp xúc.

Găng tay bảo hộ phủ nitrile phát huy hiệu quả nhất trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo ô tô và thao tác với các linh kiện nhỏ, đặc biệt là các linh kiện dính dầu.

Ưu điểm

  • Độ linh hoạt và khả năng thoáng khí
  • Duy trì được độ bám trong môi trường ướt
  • Chống hao mòn tốt

Nhược điểm

  • Chất lỏng thấm qua lớp phủ

PU (Polyurethane)

Lớp phủ PU cung cấp cảm giác cầm nắm tốt và ít sinh bụi (chống hao mòn). Vì vậy lớp phủ PU thường được ứng dụng trên găng kiểm tra và các loại găng trong phòng sạch.

Ưu điểm

  • Nhẹ, linh hoạt
  • Độ bám tốt trong môi trường khô

Nhược điểm

  • Độ bám kém trong môi trường ướt, dầu
  • Khả năng chống đâm thủng kém

Latex

Latex  có nguồn gốc từ mũ cây cao su vì vậy có thể gây dị ứng cho một số người. Dù vậy, với độ bám và độ bền cao thì găng phủ latex vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng và làm vườn.

Ưu điểm

  • Độ bám tốt trong môi trường khô
  • Độ linh hoạt

Nhược điểm

  • Chịu nhiệt, chống dầu, chống hao mòn kém
  • Rủi ro gây dị ứng

PVC

Tên đầy đủ của PVC là Polyvinyl clorua. Tính chất hóa học của PVC giúp găng phủ PVC thích hợp dùng trong lĩnh vực hóa dầu. Với khả năng chịu được keo dán, găng phủ PVC cũng phù hợp trong lĩnh vực chế biến gỗ.

Ưu điểm

  • Là lựa chọn tối ưu khi tiếp xúc với các loại keo dán
  • Chịu được nhiệt độ thấp
  • Chống hao mòn tốt

Nhược điểm

  • Chống đâm xuyên kém

Neoprene

Neoprene mạnh về khả năng chống hóa chất và chịu nhiệt. Vì vậy neoprenen thường được dùng làm lớp phủ cho găng chống hóa và găng chịu nhiệt độ cao.

Ưu điểm

  • Độ bám tốt trong cả ba môi trường khô, ướt và dầu
  • Chống cháy, chịu nhiệt
  • Chống dầu

Nhược điểm

  • Chống hao mòn kém

Nguồn tham khảo: SuperiorGlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *