Đây là nhầm lẫn thường gặp về dép chống trượt

Hình ảnh tai nạn trượt ngã trong nhà bếp

Trượt ngã là một trong những tai nạn lao động phổ biến nhất. Trượt ngã thường xảy ra ở những nơi như khách sạn, nhà hàng, siêu thị và… ngay tại mỗi gia đình. Giải pháp để chống trượt ngã thường là trang bị giày dép chống trượt. Hầu hết chúng ta có quan niệm mang dép chống trượt thì sẽ không còn tình trạng trượt ngã. Bạn nghĩ sao về quan điểm trên?

Giới hạn của dép chống trượt

Dép chống trượt được thiết kế để tăng độ ma sát giữa đế dép và bề mặt sàn. Ở điều kiện bình thường, các sản phẩm dép chống trượt cung cấp hệ số ma sát với bề mặt rất cao. Tuy nhiên, trường hợp bề mặt có chất lỏng như nước hoặc dầu thì hệ số ma sát có thể giảm mạnh. Thực tế, vô tình bước trên một vũng dầu có diện tích đủ lớn (bao trùm toàn bộ phần đế của dép) thì khó có sản phẩm chống trượt nào có thể ngăn bạn khỏi bị trượt ngã. Tình huống trên rất dễ xảy ra ở khu vực nhà bếp trong các nhà hàng, khách sạn, siêu thị…

Từ đó, quan niệm đi dép chống trượt thì sẽ không còn bị trượt ngã là một nhầm lẫn nghiêm trọng. Không nhà sản xuất giày dép nào tuyên bố sản phẩm do họ sản xuất sẽ không gây trượt ngã. Bởi vì bản chất của vấn đề loại trừ trượt ngã không phải là chỉ ở một đôi dép mà là một giải pháp hoàn chỉnh.

Tại sao nhầm lẫn về dép chống trượt lại phổ biến đến vậy?

Có nhiều lý do dẫn tới nhầm lẫn này.

Thứ nhất đó là cách sử dụng từ ngữ. Hầu hết chúng ta hiểu sai về khái niệm “chống trượt”.

“Chống trượt” được dịch từ cụm từ “slip resistant” hoặc “anti-slip” trong tiếng Anh. “Resistant” và “anti-” có nghĩa là sự kháng cự, chống lại một cái gì đó, nhưng không đồng nghĩa với loại trừ hay dập tắt hoàn toàn. Chúng ta mua khóa chống trộm nhưng người bán không thể đảm bảo là khóa này “bất khả xâm phạm”.

Hiểu lầm này không chỉ phổ biến đối với giày dép chống trượt mà còn nhiều sản phẩm bảo hộ khác như găng bảo hộ chống cắt.

Thứ hai đó là từ phía người bán hàng. Khi tư vấn sản phẩm thì người bán đã “vô tình” không lưu ý khách hàng chức năng đúng của sản phẩm.

Thứ ba là các website đăng tải thông tin sản phẩm đã không giải thích rõ thuật ngữ chống trượt.

Giải pháp

Nhầm lẫn về khái niệm chống trượt có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Hạn chế rủi ro trượt ngã không chỉ là trang bị dép chống trượt mà cần một giải pháp hoàn chỉnh. Sau đây là một vài cách áp dụng để hạn chế trượt ngã:

  • Sử dụng thảm chống trượt (thường được áp dụng ở nhà bếp hoặc lối vào)
  • Sử dụng băng dán chống trượt (thường được áp dụng ở bậc tam cấp)
  • Phân công nhân viên kiểm tra thường xuyên và vệ sinh các vệt dầu loang, vũng hóa chất có thể gây trượt ngã. Lưu ý sử dụng phương pháp vệ sinh phù hợp với từng loại hóa chất.
  • Khắc phục những chỗ rò rỉ từ máy móc, đường ống…
  • Sử dụng giày dép đạt tiêu chuẩn chống trượt (SRA, SRB hoặc SRC).

Trên đây là một số cách thường được áp dụng để hạn chế trượt ngã. Tuy nhiên, những cách trên chưa thể hiện chi tiết những việc cần làm đối với người quản lý và nhân viên. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn các công việc cần thực hiện ở một bài viết khác. Stay tuned!

Tham khảo hse.gov.uk

Một số model giày dép chống trượt do BTICO cung cấp:

Các sản phẩm trên đều là các sản phẩm có khả năng chống trượt rất tốt. Riêng Dolce81 do có đế giày của Shoes For Crews nên khả năng chống trượt trội hơn các model còn lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *