Chống trượt tại nơi làm việc: giày chống trượt liệu đã đủ?

Hình ảnh người đàn ông nằm ngã trên sàn nhà với biển cảnh báo trượt ngã màu vàng gần vị trí xảy ra tai nạn

BTICO đã từng chia sẻ tại sao có nhiều người hiểu sai về dép chống trượt. Lỗi phần lớn ở phía người bán nếu như đã không tư vấn cho bạn chính xác chức năng của dép chống trượt. Vậy có sản phẩm nào có thể chống trượt hoàn toàn không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến trượt ngã? Nên chọn giày chống trượt như thế nào?

Nội dung chính:

  • “Thủ phạm” gây ra trượt ngã
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trượt ngã
  • Các tiêu chí chọn giày / dép chống trượt

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các tai nạn lao động

Theo nhiều thống kê thì trượt ngã, vấp ngã là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn lao động. Hầu hết các chấn thương do trượt, vấp là gãy xương hoặc nặng hơn là ngã từ trên cao. Vậy ai là “thủ phạm” gây ra trượt và vấp ngã?

Giày chống trượt vs mặt sàn, ai là “thủ phạm”?

Khi có tai nạn do trượt ngã thì thường công việc đầu tiền chúng ta sẽ làm là điều tra nguyên nhân. Hai đối tượng tình nghi đầu tiên đó là giày dép và mặt sàn. Tuy nhiên, chúng ta không thể vội vàng kết tội một trong hai bởi thực tế vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động đến tai nạn.

Sàn nhà khô và sạch thì hiếm khi nào gây ra tai nạn trượt ngã. Hầu hết các tai nạn trượt ngã diễn ra khi sàn nhà bị ướt hoặc dính bẩn. Sàn nhà được giữ vệ sinh tốt và có độ nhám tốt thì rất an toàn để di chuyển.

Điều đó có đồng nghĩa chỉ cần giữ vệ sinh sàn là đủ ngăn ngừa tai nạn? Thực tế chúng ta không thể giữ sàn luôn trong tình trạng sạch sẽ. Và cũng có nhiều môi trường mà không ai quan tâm hoặc không có chính sách vệ sinh. Khi đó trang bị dép hoặc giày chống trượt sẽ giúp giảm rủi ro trượt ngã.

Hình ảnh người đàn ông nằm ngã trên sàn  nhà với biển cảnh báo trượt ngã màu vàng gần vị trí xảy ra tai nạn
Nguồn: slipguru.com

Tuy nhiên, nhiều người vẫn quan niệm mang giày chống trượt sẽ không bị trượt ngã nữa. Không có loại giày dép nào có thể giúp chúng ta hoàn toàn không bị trượt ngã. Đó là chưa nói một vài sản phẩm giày có thể gây trượt ngã dù sàn nhà trong tình trạng khô sạch. Thỉnh thoảng mình vẫn thấy vài đứa bé thích “trượt cho vui” trong siêu thị.

4 yếu tố ảnh hưởng đến trượt ngã

Như đã đề cập ở trên, giày dép và sàn nhà chỉ là 2 trong các “nghi phạm”  gây ra trượt ngã. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến trượt ngã như độ tuổi, tầm nhìn, ánh sáng, công việc… Các yếu tố ảnh hưởng đến trượt ngã được phân thành 4 nhóm: yếu tố con người, địa điểm, giày dép và cuối cùng là sàn nhà.

Yếu tố con người và địa điểm

Những người với tầm nhìn tốt và cẩn thận thường gặp ít rủi ro trượt ngã. Những yếu tố khác như mang vác thùng hộp, thiết bị, quá tập trung vào công việc… Tất cả đều có thể tăng rủi ro trượt ngã.

Nơi chúng ta làm việc cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn đặc biệt là các nguy cơ từ mặt đất. Ánh sáng yếu có thể gây khó khăn trong việc phát hiện các vũng nước. Hai mặt sàn với chất liệu khác nhau có thể làm người lao động mất cảnh giác. Ví dụ: trời đang mưa, bạn bước từ bên ngoài sân (bề mặt nhám) vào sảnh đường với mặt sàn bóng loáng.

Sàn nhà

Có nhiều chất liệu cấu tạo mặt sàn như bê tông, gạch men, thép, gỗ, kính, cao su, vinyl… Chất liệu mặt sàn và độ nhám của bề mặt ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chống trượt, đặc biệt khi sàn bị dơ.

Chọn giày chống trượt như thế nào?

Các tiêu chí cần cân nhắc khi chọn giày chống trượt:

  • Vừa chân. Giày quá rộng sẽ gây mất cân bằng khi di chuyển.
  • Sự thoải mái. Không ai muốn mang một đôi giày bảo hộ mũi thép, lót thép nhưng lại gây đau chân. Khi mang giày không thoải mái thì chúng ta sẽ có khuynh hướng điều chỉnh dáng đi.
  • Độ cứng của phần đế. Ảnh hưởng đến cảm nhận của của người mang về mặt sàn. Đế càng mềm thì cảm giác về mặt sàn của người mang càng chính xác.
  • Chiều cao của gót. Giày cao gót phụ nữ với đế càng cao thì càng mất cân bằng. Diện tích tiếp xúc mặt sàn của phần đế giày cao gót thường rất ít và độ ma sát cũng rất kém. Nên chọn giày dép có đế thấp hơn 30mm và đế có tiết diện lớn.
  • Vật liệu có độ ma sát cao. Có nhiều loại cao su và plastic được dùng làm đế giày dép. Tuy nhiên, trong môi trường công nghiệp (giày dép bảo hộ, chuyên dụng) thì chỉ có một số chất liệu được sử dụng. Đó là vì môi trường công nghiệp có yêu cầu cao về hiệu năng và độ bền.
  • Thiết kế phần gai của đế giày. Ở mặt sàn khô, sạch thì các gai ở đế giày sẽ không thật sự cần thiết. Nhưng ở mặt sàn có dính nước thì các gai này sẽ phát huy tác dụng.

Kết luận

Có nhiều nguyên nhân gây ra trượt ngã. Vì vậy chúng ta đừng vội “kết tội” sàn nhà hoặc giày dép. Chọn giày dép chống trượt chỉ là một phần trong giải pháp giảm trượt ngã.

Sau đây là một vài model giày dép chống trượt với tiêu chuẩn chống trượt SRC:

Còn rất nhiều những model giày dép Oxypas khác với kiểu dáng trẻ trung, thoải mái, màu sắc phong phú. Các model giày dép Oxypas được chứng nhận EN ISO 20347 đáp ứng các yêu cầu như thành phần cấu tạo an toàn cho sức khỏe, gót giảm xóc, chống tĩnh điện…

Tham khảo Satra’s Slip Resistance Guide

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *