Găng chống cắt

Hiển thị tất cả 10 kết quả


Một số lưu ý khi khi chọn găng tay chống cắt

  • Găng chống cắt được thiết kế để thao tác (thường là cầm nắm) với các vật sắc bén như kim loại, kính, gạch men... Nhà sản xuất không khuyến khích dùng găng chống cắt để bảo vệ trước rủi ro đến từ máy móc chạy bằng điện (như máy cưa, máy cắt).
  • Găng có hiệu năng chống cắt càng cao thì càng dày => giảm độ khéo léo, cảm giác thật khi tiếp xúc.
  • Lớp phủ ở lòng bàn tay giúp tăng độ bám khi cầm nắm.
  • Găng chống cắt được test theo tiêu chuẩn EN388 (Châu Âu) hoặc ANSI (Mỹ).
  • Sợi găng chống cắt thường được làm từ HPPE, Kevlar hoặc kim loại...
  • NSX thường trộn thêm sợi thủy tinh để tăng khả năng chống cắt (Takumi P-775). Ngoài ra, một số sản phẩm còn được trộn với sợi Spandex để tăng độ co dãn, giúp găng ôm tay hơn (Takumi P-775, găng chống cắt 3M cấp 3, găng chống cắt cấp 5).
  • Nếu công việc có tiếp xúc với các vật nóng, nên chọn loại đã được test với tiêu chuẩn EN407 như găng chống cắt chịu nhiệt Delta Plus VENICUT52.

Tiêu chuẩn EN388:2003

EN388:2003 có 4 bài test kiểm tra bao gồm: chống hao mòn, chống cắt, chống rách, chống đâm xuyên.

Ví dụ găng tay Safety Jogger Shield có kết quả EN388:2003 là 4543 thì được hiểu như sau:

  • Chống hao mòn: 4/4 (số 4 bên trái là số điểm găng đạt được, số 4 bên phải là số điểm tối đa)
  • Chống cắt: 5/5
  • Chống rách: 4/4
  • Chống đâm xuyên: 3/4

Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn EN 388.