Chọn găng chống hóa chất cần lưu ý 9 điều này

Hình ảnh người đeo bao tay chống hóa chất nitrile cầm vòi đổ hóa chất vào thùng đựng

Bạn có từng thắc mắc tại sao găng chống hóa chất mình đang dùng bị hóa chất ăn mòn quá nhanh? Sau đó bạn nhờ người bán tư vấn nhưng bạn chỉ nhận được những câu trả lời rất chung chung kiểu như tư vấn nên chọn loại găng dày hơn. Vấn đề của bạn có thể không nằm ở độ dày của găng tay mà ở chất liệu cấu tạo của găng.

Bài viết này mình sẽ đề cập đến 9 tiêu chí cần cân nhắc khi lựa chọn găng tay chống hóa chất. Bên cạnh đó mình cũng sẽ đề cập đến 3 thông số cơ bản của găng tay chống hóa chất.

Chọn găng chống hóa chất cần lưu ý gì?

  1. Loại hóa chất sẽ tiếp xúc
  2. Nồng độ của hóa chất
  3. Nhiệt độ của hóa chất
  4. Thời gian tiếp xúc với hóa chất
  5. Kiểu tiếp xúc – nhúng vào hóa chất hay bị hóa chất văng bắn
  6. Diện tích cần bảo vệ – tay, cẳng tay hoặc cả cách tay
  7. Độ khéo léo mà găng hỗ trợ khi người dùng thao tác với các vật dụng
  8. Độ bám
  9. Size và cảm giác thoải mái khi của người sử dụng

Tiêu chí quan trọng nhất khi chọn găng tay chống hóa chất là xác định loại hóa chất sẽ tiếp xúc. Bạn nên tìm trong tài liệu SDS (Safety Data Sheet) hoặc MSDS (Material Safety Data Sheet) của sản phẩm để biết được những hóa chất phù hợp với găng. Nếu sản phẩm không kèm SDS hoặc MSDS thì bạn có thể sử dụng các công cụ online của NSX Ansell và Showa như bên dưới:

Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta sẽ gặp những trường hợp tiếp xúc với hỗn hợp nhiều hóa chất, và ngay tại thời điểm đó chúng ta chưa thể xác định được tên hóa chất sau khi phản ứng là gì. Khi đó chúng ta cần phân tích hỗn hợp đó để tìm ra loại hóa chất mà găng có khả năng chống chịu yếu nhất. Tiếp theo là tham khảo thông số Permeation Breakthrough Time của hóa chất đó đối với găng tay. Ví dụ hóa chất A + hóa chất B cho ra  hóa chất C. Bạn chưa xác định được hóa chất C là gì thì hãy xem găng tay chống chịu yếu nhất với hóa chất A hay B. Thông số Permeation Breakthrough Time được giải thích ở phần sau của bài viết.

Degradation Rating, Permeation Breakthrough Time và Permeation Rate là gì?

Khi sử dụng hai công cụ online trên của Ansell và Showa, bạn sẽ gặp ba thông số quan trọng. Đây chính là ba thông số thường được các NSX sử dụng để đánh giá găng tay chống hóa chất.

Công cụ chọn găng chống hóa chất của Ansell
Kết quả Permeation test khi tìm “sulfuric acid” (50%) trên website Ansell

Degradation Rating

Đánh giá mức độ làm suy giảm tính chất vật lý của găng tay khi tiếp xúc với hóa chất. Việc tiếp xúc với hóa chất có thể làm găng bị nở, xơ cứng, mềm… Thông số này được phân loại từ cấp thấp nhất là P (Poor) cho đến E (Excellent). Cấp P cho biết găng có những sự suy giảm rõ ràng khi tiếp xúc, cấp E cho biết găng thể hiện rất ít sự thay đổi khi tiếp xúc. Lưu ý hai ký tự NR (Not Rated) nghĩa là NSX khuyến cáo không sử dụng găng với hóa chất này.

Permeation Breakthrough Time

Thời gian tính từ khi găng tiếp xúc với hóa chất cho đến thời điểm phát hiện có hóa chất xuất hiện ở mặt bên trong của găng tay. Showa gọi thông số này là Breakthrough Detection Time (BDT).

Permeation Rate

Thông số này thể hiện khả năng thẩm thấu qua bề mặt găng tay của hóa chất mà không tạo ra những lỗ hổng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để dể hiểu hơn thì bạn hãy hình dung trường hợp quả bong bóng bay. Khi quan sát quả bong bóng bay bạn sẽ nhận thấy rằng kích thước quả bong bóng sẽ giảm dần theo thời gian. Ở đây, găng tay chính là quả bong bóng và lượng không khí bên trong quả bong bóng là hóa chất găng tiếp xúc.

Website Showa không hiện thông số này, mình chưa rõ là Showa có test thông số này không.

Lưu ý

Có một số vấn đề bạn cần đặc biệt lưu ý:

  • Không có loại găng tay chống hóa chất hoàn hảo. Mỗi loại găng chỉ chống chịu được những hóa chất nhất định.
  • Không sử dụng kết quả test hoặc các thông số của NSX A và áp dụng cho găng tay của NSX B. Hai model găng tay dù có cùng chất liệu cấu tạo nhưng độ dày khác nhau thì cho kết quả khác nhau.
  • Cân nhắc đến các yếu tố khác như nhiệt độ của hóa chất hoặc rủi ro găng bị cắt, thủng khi tiếp xúc với các vật sắc nhọn.
  • Kiểm tra bề mặt găng tay trước khi sử dụng. Có thể sẽ có các lỗ thủng hoặc vết cắt từ lần sử dụng trước.
  • Không dùng găng tay y tế với chức năng như găng tay chống hóa chất. Găng tay y tế quá mỏng để có thể cung cấp thời gian bảo vệ cần thiết. Hãy tìm hiểu kỹ về loại hóa chất sẽ tiếp xúc.

Kết luận

Bạn thấy đấy, chọn găng tay chống hóa chất không đơn giản là chọn loại găng dày nhất mà còn phải cân nhắc đến nhiều yếu tố nữa. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn găng tay chống hóa chất.

Ok. Vậy là bạn đã đọc xong bài viết. Nếu bạn đang có nhu cầu mua găng tay chống hóa chất và… không muốn mất thời gian mày mò website của nhà sản xuất, chỉ cần gọi cho chúng tôi vào 028 3844 383, cung cấp cho chúng tôi nhu cầu và tên hóa chất và chúng tôi chọn giúp bạn sản phẩm phù hợp.

Tham khảo Choosing Chemical Resistant Glove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *